Sự khác biệt của các tấm nền màn hình phổ biến hiện nay.

Đăng ngày 07-06-2023

Cùng với kích thước màn hình, độ phân giải thì loại màn hình cũng tạo nên chất lượng hiển thị của smartphone, tablet. Vậy từng loại có ưu - khuyết điểm gì?

Màn hình LCD

LCD (Liquid Crystal Display - màn hình tinh thể lỏng) là một công nghệ màn hình thường được sử dụng trên nhiều thiết bị. Màn hình LCD không tự tạo ánh sáng mà phải nhờ đến đèn nền để phát sáng.

Loại màn hình TFT, LCD.... là gì?

Mật độ của màn hình LCD rất thấp vì vậy trong ánh sáng mặt trời màu sắc xuất hiện rất kém. Chất lượng của màn hình LCD thay đổi tùy theo quá trình sản xuất và sử dụng, hầu hết các màn hình trên điện thoại giá rẻ hay các thiết bị di động khác hiện nay điều được làm từ màn hình LCD cung cấp màu sắc và góc nhìn rất hẹp.

Màn hình TFT - LCD

Màn hình TFT (Thin Film Transistor – bóng bán dẫn dạng phim mỏng) bắt đầu được đưa vào smartphone vào năm 2005, có khả năng tái tạo màu tốt hơn và độ phân giải hình ảnh cao hơn so với các màn hình LCD thế hệ trước đó. Do chi phí sản xuất màn hình TFT đã giảm đáng kể từ sau 2005, công nghệ màn hình này đã xuất hiện phổ biến trên điện thoại cơ bản và smartphone giá thấp.

Sega's Google Play sale takes popular titles down to $0.99 | Android ...Sega's Google Play sale takes popular titles down to $0.99 | Android ...Sega's Google Play sale takes popular titles down to $0.99 | Android ...

Tuy nhiên, yếu điểm của màn hình TFT-LCD là góc nhìn không rộng. Điều này nghĩa là bạn phải nhìn thẳng vào màn hình mới thấy được hình ảnh rõ nét. Bên cạnh đó, tiêu hao pin của màn hình TFT-LCD khá cao khi so sánh với những công nghệ màn hình mới gần đây.

Màn hình Super LCD

Super LCD là phiên bản nâng cấp đặc biệt của TFT-LCD được biết đến như là đối thủ của màn hình AMOLED, Super LCD có độ tương phản tốt hơn, màu sắc sinh động hơn và hiển thị dưới ánh sáng mặt trời dễ nhìn hơn so với màn hình AMOLED. Tuy nhiên, màn hình này hao pin hơn so với màn hình AMOLED và có độ sáng thấp hơn.

Màn hình Super LCD (S-LCD) và Super AMOLED - Ảnh 02

Màn hình IPS LCD

Màn hình IPS bao gồm những thành phần đặc trưng của LCD, tuy nhiên điểm khác biệt của màn hình này là các lớp tinh thể lỏng giờ đây được xếp theo hàng ngang (đây là nguồn gốc của cụm từ "In Plane") song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Sự thay đổi này làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc tốt.

Màn hình IPS hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, thường được sử dụng trong các thiết bị cao cấp, rất thích hợp cho thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị, ngoài ra màn hình IPS còn cung cấp góc nhìn lên tới 178 độ so với phương ngang, điều này có nghĩa là người dùng không nhất thiết phải ngồi trực diện vẫn có thể trải nghiệm hết chất lượng của hình ảnh.

Sự khác nhau của các tấm nền màn hình được sử dụng trên điện thoại.

Ngoài ra còn có loại màn hình IPS HDR LCD có khả năng mở rộng vùng ánh sáng tương phản, giúp hình ảnh trở nên gần gửi, sống động và thực tế hơn so với công nghệ IPS LCD thông thường.

Màn hình LTPS LCD

LTPS viết tắt của từ Low Temperature Poly-silicon, là tấm nền sử dụng công nghệ silic đa tinh thể ở nhiệt độ thấp, chuẩn cao nhất trong ngành sản xuất tấm nền màn hình.

LTPS có ưu điểm là cho thiết kế viền màn hình mỏng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ phân giải và mật độ điểm ảnh rất cao lên đến hơn Full HD+ và dải màu rộng hơn 30% so với các thế hệ màn hình trước.

Sự khác nhau của các tấm nền màn hình được sử dụng trên điện thoại.

Không những thế, tấm nền LTPS còn đem lại khả năng tối ưu hiệu năng trong quá trình sử dụng hằng ngày, tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn và đây được xem là yếu tố quan trọng khi màn hình luôn chiếm tỷ lệ 40%-50% nguồn năng lượng của smartphone.

Màn hình OLED

OLED (Organic Light Emitting Diode) là một diode phát sáng (LED), trong đó lớp phát ra ánh sáng được làm bằng hợp chất hữu cơ. Một màn hình OLED không yêu cầu đèn nền, do đó nó làm giảm điện năng tiêu thụ cũng như hiển thị màu đen tốt hơn và không giống như màn hình LCD. Một trong những lợi thế của màn hình OLED là màu sắc sống động, góc nhìn rộng hơn, cải thiện độ sáng và hiệu quả năng lượng tốt hơn.

Màn hình OLED dễ uốn cong

Màn hình AMOLED

AMOLED là viết tắt của cụm từ Active Matrix Organic Light Emitting Diode, tạm dịch là đi-ốt phát sáng hữu cơ ma trận động. Công nghệ này là một trong những công nghệ màn hình mới có nhiều ưu thế và được đánh giá sẽ thay thế màn hình TFT. Màn hình AMOLED hiển thị rực rỡ hơn màn hình TFT và tiêu thụ điện thấp hơn.

Sự khác nhau của các tấm nền màn hình được sử dụng trên điện thoại.

Màn hình Retina

Retina là cách gọi mà Apple dùng để đặt cho những màn hình IPS LCD và OLED có mật độ điểm ảnh cao hơn mức tiêu chuẩn của hãng. Ý nghĩa cái tên Retina ám chỉ võng mạc, nó mang hàm ý loại màn hình này sẽ sắc sảo đến mức người dùng không thể nhìn thấy các điểm ảnh bằng mắt thường.

Thực chất, màn hình Retina không có một quy chuẩn cố định nào mà sẽ được Apple thiết lập linh hoạt tùy theo kích cỡ không gian hiển thị và khoảng cách từ mắt người dùng tới màn hình. Ví dụ máy tính bảng iPad thường được người dùng đặt xa mắt hơn sẽ dùng ít PPI (Pixels Per Inch - Số điểm ảnh trên mỗi inch) hơn, còn các dòng iPhone để gần mắt hơn sẽ được thiết lập nhiều PPI hơn.

Màn hình Retina là gì? Tại sao chỉ sản phẩm Apple mới có màn hình Retina? 1

Màn hình ClearBlack

Công nghệ màn hình này thuộc về Nokia. Nó có khả năng kết hợp các phản ứng trong tấm hiển thị và tấm cảm ứng làm giảm phản xạ và cung cấp hiệu suất tốt hơn nhiều khi nhìn ngoài trời. Mặc dù những lợi ích của màn hình này tương tự như màn Super AMOLED nhưng công nghệ làm ra chúng rất khác nhau. Màn hình này có góc nhìn tốt hơn và hiển thị màu đen tốt hơn.  Nó được sử dụng rộng rãi trong các dòng điện thoại Lumia của Nokia.

Sự khác nhau của các tấm nền màn hình được sử dụng trên điện thoại.

Màn hình P-OLED

P-OLED (Plastic OLED) là công nghệ màn hình được LG phát triển và từng được trang bị trên các mẫu flagship của LG và trên Google Pixel 2, dựa trên cấu trúc của màn hình OLED bằng việc sử dụng tấm nền bằng nhựa thay vì bằng thủy tinh (vốn được cố định và không linh hoạt như trên màn hình OLED hiện tại)

Sự khác nhau của các tấm nền màn hình được sử dụng trên điện thoại.

Với tính chất linh hoạt P-OLED mang lại nhiều tiện ích riêng như dễ dàng tạo thành các hình dạng mới, có khả năng uốn dẻo tốt và hơn nữa là có độ bền cao.


CNTech là nhà phân phối màn hình quảng cáo uy tín, chất lượng tại thị trường Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn, kỹ thuật được đào tạo và huấn luyện tốt chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một sự trải nghiệm về phong cách phục vụ chuyên nghiệp và tận tình nhất.

CNTech Digital Signage Solution

Liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh và tốt nhất: 0845 965 965

Email: sales@cntech.com.vn

Bài viết khác